Tại sao niềng răng lại đau
Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu qua lý do tại sao niềng răng lại đau để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng và tâm lý ổn định hơn khi cơn đau kéo đến.
Niềng răng là quá trình sử dụng các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung, thun liên hàm, hoặc khay niềng trong suốt để tác động lực lên răng, giúp răng dịch chuyển từ từ về đúng vị trí trên cung hàm. Mục tiêu là cải thiện khớp cắn, thẩm mỹ nụ cười và chức năng ăn nhai.
Một số khí cụ dùng để chỉnh nha
Việc cảm thấy đau khi niềng răng là phản ứng sinh lý hoàn toàn bình thường. Bởi trong quá trình này, răng vốn là một bộ phận cố định trên cung hàm bị tác động lực để di chuyển sang vị trí mới. Sự dịch chuyển này khiến mô quanh răng và dây chằng bị kéo căng, tạo ra cảm giác ê buốt hoặc đau âm ỉ, nhất là trong những ngày đầu niềng.
9 cách giảm đau khi niềng răng
Nếu bạn đang cảm thấy ê buốt hoặc khó chịu trong quá trình niềng, đừng quá lo lắng. Dưới đây là 9 mẹo đơn giản nhưng cực kỳ hữu ích giúp giảm đau khi niềng răng mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà:
1. Dùng sáp chỉnh nha
Sáp chỉnh nha/ sáp nha khoa là “cứu tinh” cho những ai mới gắn mắc cài, vì nó giúp làm dịu ma sát giữa khí cụ và niêm mạc miệng. Bạn chỉ cần lấy một ít sáp vo tròn và dán lên vùng mắc cài cọ sát với môi hoặc má – rất hiệu quả trong việc giảm trầy xước và đau rát.
2. Chườm lạnh hoặc ăn uống đồ lạnh
Chườm đá bên má ngoài hoặc ăn kem, uống nước mát sẽ giúp làm tê tạm thời các dây thần kinh quanh răng. Điều này giúp giảm viêm và xoa dịu cơn đau, đặc biệt trong 1–2 ngày đầu sau khi siết răng.
3. Chườm nóng
Bạn có thể dùng khăn nhúng vào nước ấm rồi đắp nhẹ lên vùng má ngoài nơi có cảm giác đau. Hoặc nếu đau vùng nướu hoặc cơ hàm bên trong, bạn có thể dùng gạc tiệt trùng nhúng nước ấm, vắt ráo rồi đặt nhẹ vào vùng nướu trong miệng.
4. Súc miệng bằng nước muối
Nước muối ấm không chỉ giúp kháng khuẩn, giảm viêm mà còn làm dịu cảm giác đau ở nướu và mô mềm. Súc miệng 2–3 lần/ngày sẽ giúp miệng sạch, giảm đau và hỗ trợ lành các vết trầy nhỏ.
5. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Một vấn đề khá phổ biến ở người đang niềng răng là vì răng đau nên ngại vệ sinh kỹ, dẫn đến tình trạng mảng bám tích tụ nhiều hơn, gây viêm nướu, hôi miệng hoặc sâu răng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha mà còn khiến tình trạng đau ngày càng nghiêm trọng hơn.
Để giảm đau khi niềng răng hiệu quả và tránh các biến chứng không mong muốn, bạn nên:
-
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm.
-
Dùng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ để làm sạch vùng kẽ răng và quanh mắc cài.
-
Kết hợp với máy tăm nước (nếu có) để làm sạch sâu, nhất là ở vùng hàm trong hoặc nơi khó tiếp cận.
Việc giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ không chỉ giúp giảm viêm, hạn chế đau mà còn giúp rút ngắn thời gian chỉnh nha và đảm bảo kết quả sau khi tháo niềng đẹp như mong đợi.
6. Ăn thực phẩm mềm
Trong những ngày răng đang ê buốt, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là cách đơn giản nhưng rất hiệu quả để giảm đau khi niềng răng. Các món mềm, lỏng, dễ nuốt sẽ giúp bạn giảm lực nhai lên răng, từ đó làm dịu cảm giác đau và hạn chế tác động đến mắc cài hoặc dây cung.
7. Dùng thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau là một trong những cách nhanh chóng và hiệu quả nhất để làm dịu cảm giác đau răng khi niềng, đặc biệt trong những ngày đầu gắn mắc cài hoặc sau mỗi lần siết dây cung.
Các loại thuốc thường được sử dụng là Paracetamol hoặc Ibuprofen, giúp giảm đau và kháng viêm nhẹ. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần được thực hiện đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý lạm dụng hoặc uống kéo dài.
Ngoài ra, nếu bạn thấy cơn đau kéo dài bất thường, không giảm sau vài ngày hoặc kèm theo sưng, sốt – hãy liên hệ bác sĩ ngay để được kiểm tra lại tình trạng chỉnh nha.
8. Hạn chế vận động mạnh
Khi đang trong giai đoạn niềng răng, đặc biệt là lúc răng đang ê buốt, bạn nên hạn chế các hoạt động tạo lực mạnh lên hàm để tránh làm tăng cảm giác đau và ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển răng. Đặc biệt nên chú ý tới các môn thể thao có nguy cơ va chạm vùng mặt như bóng đá, bóng rổ,... để tránh làm tổn thương khí cụ hoặc răng.
9. Xoa vùng nướu răng
Xoa nhẹ vùng nướu quanh răng đang đau là một cách đơn giản nhưng khá hiệu quả để làm dịu cảm giác căng tức và giảm áp lực lên dây chằng quanh chân răng vốn đang bị kéo giãn trong quá trình niềng.
Tuy đây không phải là phương pháp giảm đau tức thì như thuốc, nhưng nếu duy trì thường xuyên, nó sẽ giúp cơ hàm thư giãn và giảm ê buốt nhẹ trong những ngày đầu niềng hoặc sau mỗi lần siết dây cung.
Phương pháp niềng đỡ đau hơn
Thay vì gắn mắc cài và dây cung lên răng, bạn có thể lựa chọn phương pháp niềng răng trong suốt , sử dụng khay nhựa trong suốt, được thiết kế riêng theo từng giai đoạn dịch chuyển răng.
Khay niềng được làm từ nhựa y tế mềm mại, ôm sát răng, không gây ma sát với môi, má hay nướu. Lực tác động lên răng nhẹ và đều hơn, giúp quá trình dịch chuyển êm ái hơn, ít đau hơn.
Ngoài ra, có thể tháo lắp khi ăn uống và vệ sinh nên giảm thiểu các tổn thương mô mềm trong khoang miệng.
Lời kết
Niềng răng có thể gây đau, nhưng đó chỉ là cảm giác tạm thời trong quá trình răng dịch chuyển về đúng vị trí. Hiểu rõ nguyên nhân gây đau và áp dụng đúng cách giảm đau khi niềng răng sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua giai đoạn khó chịu này một cách nhẹ nhàng.
Đây là kết quả sau 2 năm 3 tháng rưỡi chỉnh nha của một khách hàng đến từ TP.HCM người đã tin tưởng chọn Nha khoa Đức Nhân đồng hành trên hành trình thay đổi nụ cười.
Hãy để Nha khoa Đức Nhân đồng hành cùng bạn! Chúng tôi không chỉ chỉnh nha, mà còn giúp bạn vượt qua từng giai đoạn một cách thoải mái nhất, từ những ngày đầu ê buốt cho đến khi mỉm cười rạng rỡ với hàm răng đều đẹp.
Inbox về Fanpage hoặc gọi ngay 0935 981 846 để được tư vấn miễn phí nhé!